Lịch sử Băng vệ sinh

Một áp phích quảng cáo miếng lót của hãng Hartmann, khoảng 1900. "Accouchement" có nghĩa là sinh con và "puerperal fever" là sốt hậu sản, chứng nhiễm trùng sau sinh.Vỏ băng vệ sinh

Qua các thời đại phụ nữ đã sử dụng các hình thức khác nhau để che chắn trong kỳ kinh nguyệt.[2][3]

Miếng lót kinh nguyệt được nhắc đến sớm nhất vào thế kỷ thứ 10 ở Suda, nơi nữ học giả Hypatia thành Alexandria, người đã sống vào thể kỷ thứ 4 sau Công nguyên, được cho là đã ném một những tấm giẻ dùng để thấm kinh nguyệt vào một anh chàng ngưỡng mộ bà trong một nỗ lực để làm nản lòng anh ta.[4][5] Phụ nữ thường sử dụng dải vải cũ gấp lại (giẻ rách) để thấm dòng chảy máu kinh nguyệt của họ, đó là lý do tại sao cụm từ "trên giẻ rách" được dùng để chỉ kỳ kinh nguyệt.

Ý tưởng về miếng băng vệ sinh dùng một lần phát triển từ một phát minh của Ben Franklin tạo ra để giúp các binh sĩ bị thương cầm máu,[6] nhưng xuất hiện mang tính thương mại hóa đầu tiên khoảng năm 1888 với miếng lót thương hiệu Southall.[7]

Tã dùng một lần mang tính thương mại xuất hiện đầu tiên ở Mỹ là Lister's Towels được sản xuất bởi Johnson & Johnson năm 1888. Những miếng lót dùng một lần bắt đầu với việc các y tá sử dung các dải băng làm từ bột gỗ để thấm máu trong kỳ kinh, tạo ra một miếng lót được làm từ các vật liệu có thể tìm được dễ dàng và không tốn kém để vứt đi sau khi sử dụng.[8]

Quảng cáo đầu tiên của Kotex về các sản phẩm được làm bằng bột gỗ này (Cellucotton) xuất hiện vào năm 1888.[9] Một số hãng sản xuất miếng lót dùng một lần đầu tiên trên thế giới cũng là những hãng sản xuất băng cứu thương, có thể đưa ra chỉ dẫn về các sản phẩm này là như thế nào. Cho đến khi băng vệ sinh dùng 1 lần được sáng tạo ra, các miếng lót tái sử dụng hoặc miếng vải được sử dụng rộng rãi để thấm hút máu kinh nguyệt. Phụ nữ thường sử dụng nhiều miếng lót kinh nguyệt tự làm từ nhiều chất liệu vải khác nhau để dùng trong chu kỳ kinh.[2][10]

Thậm chí khi miếng lót vệ sinh dùng một lần đã có mặt trên thị trường, trong nhiều năm giá của nó vẫn quá đắt đối với nhiều phụ nữ.[11] Khi họ có đủ khả năng chi trả, phụ nữ được phét đặt tiền vào trong một cái hộp để họ không phải nói với nhân viên thu ngân và tự mình lấy một hộp băng Kotex ở quầy tính tiền.[9] Phải mất vài năm để băng vệ sinh dùng một lần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, hiện giờ chúng được sử dụng gần như độc quyền ở hầu hết các nước công nghiệp hóa trên thế giới.[11]

Những miếng lót dùng một lần đầu tiên nói chung có dạng hình chữ nhật làm từ sợi bông gòn hoặc loại sợi tương tự được phủ một lớp thấm hút. Những phần đầu và đuôi lớp lót được mở rộng về phía trước và sau để phù hợp qua phần vòng đai đặc biệt hoặc các dây buộc dưới đáy quần lót. Thiết kế này khét tiếng về việc miếng băng có thể trượt cả về phía sau hoặc phía trước vị trí dự định ban đầu. Sau đó người ta nghĩ ra việc thêm một dải băng keo dính nằm ở giữa miếng băng vệ sinh để dán vào đáy quần lót và điều này đã trở thành một phương pháp được ưa chuộng với phụ nữ. Miếng lót kinh nguyệt buộc dây nhanh chóng biến mất vào đầu những năm 1980.

Thiết kế gọn nhẹ và vật liệu sử dụng để làm miếng đệm cũng thay đổi qua các năm 1980 đến ngày hôm nay. Với các chất liệu trước đó không có khả năng thấm hút hiệu quả và những miếng lót trước đó dày tới 2 cm, những kẽ hở đó là một vấn đề lớn.

Vài biến thể được giới thiệu như may chần lớp lót, thêm vào các "cánh" và giảm độ dày của miếng lót bằng cách sử dụng các sản phẩm như sphagnum và gel superabsorbent polyacrylate có nguồn gốc từ dầu mỏ. Các vật liệu được sử dụng để sản xuất hầu hết các miếng lót có nguồn gốc từ ngành công nghiệp dầu khí và lâm nghiệp. Các lõi thấm hút được làm từ bột giấy được tẩy trắng bằng chlorine có thể được cắt giảm để để tạo ra các sản phẩm mỏng hơn với việc bổ sung gel polyacrylate hút chất lỏng nhanh chóng và giữ nó trong một thể vẩn dưới áp suất. Các nguyên liệu còn lại chủ yếu xuất phát từ ngành công nghiệp dầu khí, giấy phủ ngoài sử dụng polypropylene không dệt, với màng ngăn chống tràn làm từ màng phim polyethylene.

Những miếng lót kinh nguyệt bằng vải đã trở lại vào khoảng những năm 1970,[12] do sự phổ biến của chúng ngày càng tăng trong những năm cuối thập niên 80 và đầu những năm 90. Lý do phụ nữ chọn để chuyển sang băng vệ sinh bằng vải bao gồm sự thoải mái, tiết kiệm thời gian, tác động môi trường và lý do sức khỏe.

Ngày nay có nhiều kiểu băng vệ sinh vải trên thị trường, trải từ pantyliners tới các loại miếng lót ban đêm. Các loại miếng lót kinh nguyệt vải phổ biến gồm tất cả trong một hoặc miếng lót AIO, với lớp thấp hút được khâu bên trong miếng lót, các miếng lót kiểu 'thêm vào bên trên' với lớp thấm hút có thể được bảo đảm ở phía trên miếng lót khi cần, các miếng lót kiểu phong bì hoặc bỏ túi có lớp thấm hút có thể thêm vào bên trong miếng lót khi cần hoặc kiểu có thể gập lại trong đó miếng lót bao quanh các lớp thấm hút. Các miếng lót bằng vải có thể có lớp lót chống nước, đem lại sự bảo vệ chống tràn cao hơn nhưng cũng có thể giảm sự thông thoáng.

Ở các nước kém phát triển, miếng lót tái sử dụng hoặc tạm thời vẫn được sử dụng để thấm hút máu kinh nguyệt.[13] Vải vụn, đất, và bùn cũng báo cáo là được sử dụng trong kỳ kinh nguyệt.[14]

Để đáp ứng nhu cầu trong việc đạt được một giải pháp không tốn kém để giải quyết các thói quen mất vệ sinh tại các quốc gia như Ấn Độ, Arunachalam Muruganantham từ nông thôn Coimbatore ở bang phía nam Tamil Nadu, Ấn Độ đã phát triển và cấp bằng sáng chế chiếc máy có thể sản xuất tấm lót vệ sinh với chi phí rẻ hơn 1/3.[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Băng vệ sinh http://www.prothom-alu.co/2016/07/senora-napkin.ht... http://www.biggreenpurse.com/seven-ways-to-green-y... http://www.ecolife.com/recycling/household/how-to-... http://law.justia.com/cases/federal/district-court... http://www.menstruation-info-with-doc.com/sanitary... http://raisingnaturalkids.com/the-scary-truth-abou... http://letters.salon.com/mwt/broadsheet/2006/03/17... http://www.sanitary-product.com/sanitary-napkins/D... http://www.sfgate.com/cgi-bin/blogs/hottopics/deta... http://xavierdayanandh.wordpress.com/2011/12/20/di...